THÔNG BÁO: Về việc kiểm tra, chấn chỉnh trong việc chấp hành công tác quản lý nhà nước trong công tác vệ sinh An toàn thực phẩm tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Thứ ba - 07/05/2024 21:38
Thực hiện chương trình công tác năm 2024, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024. Ủy ban nhân xã thông báo về việc thành lập đoàn kiểm tra liên nghành, tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định nhà nước trông công tác công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn xã.
 
          Kính gửi:  - Các hộ  Sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực liên quan đến An toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn xã Nghi Mỹ.

            Thực hiện chương trình công tác năm 2024, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.
             Thời gian qua UBND xã Nghi Mỹ đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; Thành lập đoàn kiểm tra liên nghành về công tác  an toàn thực phẩm năm 2024. Tiến hành kiểm tra, ký cam kết với các hộ kinh doanh trên địa bàn xã.
            Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay còn một số hộ gia đình chưa tuân thủ các nội dung mà Luật quy định đảm bảo trong kinh doanh lĩnh vực liên quan đến Vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số hộ đã được kiểm tra, nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm.
            Để thực hiện tốt Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh liên quan đến công tác đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm. Và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh đúng Pháp luật.
Ủy ban nhân dân xã yêu cầu các hộ gia đình phải đăng ký và hoàn thành các thủ tục sau:
  1. Giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh.
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. ( đối với hộ kimh doanh dịch vụ ăn uống).
  3. Giấy chứng nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
  4. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  5. Hợp đồng cung cấp  nguồn nguyên liệu thực phẩm an toàn.
  6. Đáp ứng vệ sinh môi trường, nguồn nước, tại địa điểm kinh doanh thực phẩm.
  7. Tủ lưu mẫu thức ăn. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  8. Hóa đơn giao hàng, tem chứng minh xuất xứ hàng hòa đối với cơ sở kinh doanh hàng tạp hóa liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm.
             Chủ hộ sản xuất, kinh doanh không đáp ứng các điều kiện này thì phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
Mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực Vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;
c) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
    d) Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;
đ) Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
e) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.
       3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
   4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
b) Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
b) Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
c) Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc, hết hạn sử dụng, bụi bẩn hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm;
c) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hải Dương. Công chức Văn hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây