Nghi Mỹ quê hương tôi
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI.
- Lịch sử, địa lý hành chính.
Nghi Mỹ là xã bán sơn địa phía tây huyện Nghi lộc, nằm trên tỉnh lộ 534 (Quốc lộ 48E) từ Quán Hành đi Yên Thành, cách trung tâm huyện khoảng 12 km theo đường chim bay. Trong suốt chiều dài quá trình hình thành và phát triển, cùng với những biến động của lịch sử dân tộc, vùng đất này đã trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính với những tên gọi khác nhau.
Cuối thế kỷ XV, nhà nớc phong kiến Việt Nam phát triển đạt tới trình độ cực thịnh. Để xây dựng một nhà nớc Phong kiến Trung ơng tập quyền, Vua Lê Thánh Tông đã đặt ra cấp Tổng là đơn vị hành chính trung gian bao gồm nhiều làng xã nằm dới cấp Phủ, Huyện. Lúc này tên xã Nghi Mỹ đợc dùng là xã Mỹ Thạch thuộc Tổng Vân Trình huyện Hưng Nguyên.
Đến thời vua Thành Thái (1889-1907) địa giới cấp phủ, huyện có sự thay đổi, phần lớn tổng Yên Trường được cắt về Hưng Nguyên, tổng Vân trình và tổng La Vân được cắt về huyện Nghi lộc (năm 1889 Thành Thái đổi tên huyện Chân Lộc thành huyện Nghi Lộc). Huyện Nghi Lộc lúc này đợc chia thành 5 tổng với 79 đơn vị hành chính gồm: Tổng La Vân, Tổng Vân Trình, Tổng Thượng Xá, Tổng Đặng Xá, Tổng Kim Nguyên.
Tổng Vân Trình có 16 đơn vị hành chính gồm: Tam Đa, Yên Lãng, Xuân Mỹ, Vân Trình, Phương Tích, Hà Thanh, Mỹ Yên, Tụy Anh, Mậu Lâm, Cổ Văn, Cổ Lãm, Đồng Quỹ, Mỹ Hòa, Phù Thạch, Tràng Đề. Các đơn vị hành chính không thống nhất về tên gọi, nơi gọi làng, nơi gọi thôn. Quy mô các đơn vị cũng khác nhau, không lấy diện tích đất đai, dân số mà lấy nhân đinh là nam giới từ 18 tuổi trở lên làm căn cứ xác định.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng chủ trơng sắp xếp lại các đơn vị hành chính để thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, quân sự, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhiều tên gọi hành chính từ cấp Trung ương đến địa phương có sự thay đổi, cấp Tổng lúc này bị bãi bỏ. Tháng 5/1956, thực hiện sắc lệnh của Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, Huyện ủy Nghi Lộc đã lãnh đạo việc tổ chức sắp xếp lại các đơn vị hành chính cho thống nhất. Nghi Lộc từ 79 đơn vị hành chính sát nhập lại thành 24 đơn vị cấp xã dới chính quyền chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời điểm này, ba làng Mỹ Hòa, Phù Thạch, Tràng Đề nhập thành một xã lấy tên là xã Mỹ Thạch.
Tháng 4/1947 mặt trận Bình Trị Thiên bị vỡ, vùng Nghệ - Tĩnh bị thực dân Pháp uy hiếp. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến, ban chấp hành Tỉnh ủy họp và nhận định: “Việc quân Pháp tấn công vào Nghệ An đã rõ ràng”. Để chỉ đạo tác chiến sát hợp với từng vùng chiến tranh xảy ra, Tỉnh ủy chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính cho phù hợp với tình hình tác chiến đánh địch. Huyện Nghi Lộc từ 24 xã sắp xếp lại thành 13 xã mới. Ngày 22/8/1948, Chính phủ ra sắc lệnh nhập 2 làng Đa phúc, Nguyệt Tĩnh thuộc xã Hải Nguyệt của Hưng Nguyên vào Nghi Lộc, nhập 2 xã Mỹ Thạch và Hải Nguyệt thành xã Phúc Hòa.
Tháng 9/1953, thực hiện chủ trơng của Trung ương, cuộc “phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô” được mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh. 5 xã của Nghi lộc gồm Phúc Hòa, Thần Lĩnh, Thuận Hòa, Xuân Hải, Ngư Hải tiến hành trong đợt II bắt đầu từ tháng 9/1953. Sau đợt giảm tô, đầu năm 1954 các đơn vị hành chính xã, tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, được cũng cố kiện toàn sắp xếp lại. Huyện Nghi Lộc từ 13 xã ban đầu chia thành 38 xã mới (chữ Nghi được dùng làm chữ đầu cho các xã trong huyện). Xã Phúc Hòa được chia thành xã Nghi Mỹ và xã Nghi Công. Tên xã Nghi Mỹ có từ đó và ổn định cho đến ngày nay.
Nghi Mỹ hiện nay có diện tích là 1057.1 ha, với hơn 1.228 hộ gần 5.216 nhân khẩu, được phân bổ ở 13 xóm. Phía bắc và đông giáp xã Nghi Phương, phía tây giáp xã Nghi Lâm, Phía nam giáp xã nghi Công Bắc và xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên. trên địa bàn xã có 3 trục đường liện huyện quan trọng đi qua đó là đường 534(Quốc lộ 48E), đường 535 đi Nghi Công và đường N5 đi Đô Lương. Nhìn tổng thể địa hình Nghi Mỹ là giao điểm trung tâm của 9 xã vùng tây Nghi Lộc.
2. Khái quát hình thành các khu dân cư trước từ trước năm 2019.
Như đã nêu trên, xã Nghi Mỹ hiện nay được hợp thành bởi 3 làng gốc đó là Mỹ Hòa, Phù Thạch, Tràng Đề và một bộ phận nhân dân xã Nghi Khánh lên tái định cư năm 1964. Toàn xã đựơc chia thành 13 xóm.
Xóm 1. Xóm 01 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Trường Xuân, là 1 trong 3 làng được hình thành từ rất lâu đời ở xã Nghi Mỹ. Làng nằm trên tuyến đường liên xã Lâm-Mỹ, có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Phía đông giáp xóm 2, phía tây giáp xãm 16 xã Nghi Lâm, phía nam nhìn ra đồng cửa Chùa, Phía bắc giáp xãm 13. Làng quần tụ bởi các dòng họ gồm: Họ Nguyễn Danh, họ Đặng, họ Lê Huy, họ Bùi, họ Hoàng Văn, họ Nguyễn Phấn
Xóm. Xóm 02 xã Nghi Mỹ; được thành lập từ năm 1979 gồm một nửa là dân làng Trường Xuân gốc, một nửa là dân cư xã Nghi Khánh lên định cư năm 1964. Làng nằm trên tuyến đường liên xã Lâm-Mỹ, có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Phía đông giáp xóm 3, phía tây giáp xóm 1, phía nam nhìn ra đồng Vườn Chè, Phía bắc giáp xãm 6. Làng quần tụ bởi nhiều dòng họ Dân số 93 hộ 342 nhân khẩu.
Xóm 3. Xóm 3 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Chại Hốp, làng được thành lập từ năm 1976. Gồm một nửa là dân làng Mỹ Hòa dời lên, một nửa là cư dân xã Nghi Khánh định cư từ năm 1964 chuyển từ trường Cấp 3 cũ lên hợp thành. Phía đông giáp xóm 4, phía tây giáp xóm 2, phía nam nhìn ra đồng, Phía bắc tựa lưng vào núi Hốp. Địa hình làng nằm trên độ dốc cao đường sá đi lại khó khăn. Làng quần tụ bởi dòng họ gồm: Họ Ngô, Họ Nguyễn Văn, Họ Hồ, Họ Võ, Họ Phùng bá, Họ Hoàng...
Xóm 4. Xóm 4 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Văn Long, làng được hình thành từ năm 1966, đại đa số là dân di c từ Làng Nam Lĩnh (Phù Thạch) cũ và một số nhân dân trong xã tiếp tục lên định cư. Làng nằm trên tuyến đường liên thôn, Phía đông giáp xóm 5, phía tây giáp xãm 3, phía nam nhìn ra Bàu Thác Lạc, phía bắc dựa lưng vào núi. Làng quần tụ bởi cỏc dòng họ gồm: Họ Nguyễn Bá, Họ Hoàng xuân, Hoàng Phúc, Hoàng Trung, Họ Nguyễn Văn, Nguyễn Thế.
Xóm 5. Xóm 5 xã Nghi Mỹ; Làng Đồng Cửa với tên làng cũ trước đây có cội nguồn lịch sử từ Làng Phù Thạch, tổng Vân Trình, phủ Hưng Nguyên, trấn Nghệ An. Sắc của làng Phù Thạch là Cao sơn cao các, Kỳ sơn công lộc, Dực bảo trung hng, Anh linh hào diễn, Bảo quốc hộ dân, sắc phong Thượng thượng đẳng thần.
Xóm 5, Làng Đồng Cửa hiện nay phía đông giáp xóm 7 đường 535 đi qua, phỉa tây giáp núi Trắn, phía nam nhìn ra đồng Cửa; bàu Mụng Chụng, phía bắc giáp UBND xã, trường Tiểu học. Địa hình của làng hình vuông bố trí dân c theo hình bàn cờ; có thể nói xãm 5 có địa hình rất đẹp, thuận lợi cho đi lại, giao thương và sản xuất, là nơi trung tâm chính trị, văn hóa xã hội của xã, có vị trí địa chiến lược và các mục tiêu quân sự hết sức quan trọng. Làng là cái nôi đầu tiên của chi bộ Đảng Mỹ Thạch được thành lập ngày 20 tháng 02 năm 1947. Hiện nay làng quần tụ bởi 3 dòng họ chính đó là; họ Hoàng, họ Nguyễn Bá, họ Lê.
Xóm 6. Xóm 6 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Chại Kiêng, dân làng có nguồn gốc từ Làng Mỹ Hòa; một trong ba làng lâu đời nhất ở Nghi Mỹ. Làng Chại Kiêng được hình thành từ năm 1976, cư dân chuyển lên định cư theo chủ trương chuyển Làng lên núi để lấy đất sản xuất. Làng nằm trên tuyến đường liên xã Lâm-Mỹ với chiều dài gần 1,6 Km có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Phía đông giáp xóm 5, Trường THCS, phía tây giáp xóm 2, phía nam tựa lưng vào dãy núi Chại Kiêng, Phía bắc nhìn ra cánh đồng Giếng Thống giáp xóm 10. Làng quần tụ bởi các dòng họ gồm: Họ Nguyễn Đăng, Họ Nguyễn Bá, Nguyễn Thế, Họ Hoàng, Họ Ngô, Họ Võ ...
Xóm 7. Làng Phù Thạch; xóm 7 xã Nghi Mỹ có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời là 1 trong 3 làng gốc ở Nghi Mỹ (Mỹ Hòa, Phù thạch, Tràng Đề). Làng Phù Thạch, thuộc Tổng Vân Trình, Phủ Hưng Nguyên, Trấn Nghệ An. Sắc của làng Phù Thạch là Cao sơn cao các, Kỳ sơn công lộc, Dực bảo trung hưng, Anh linh hào diễn, Bảo quốc hộ dân; sắc phong Thượng thượng đẳng thần.
Khi chuyển dân lập làng Phù Thạch có 2 họ đại tôn là họ Hoàng Xuân và họ Nguyễn Viết, đứng đầu là họ Hoàng Xuân có thỉ tổ là ông Hoàng Phúc Chất, tổ bà là Hoàng Thị Phu Nhân (tức là bà Thổ) có từ thời hậu Lê cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Theo truyền thuyết của cha ông; Thành hoàng làng là ông Hào Sơn Linh Ứng, lúc bấy giờ đã có 2 nhà thờ đại tôn theo gia phả họ Hoàng Phúc và họ Hoàng Xuân thì những vị có từ đầu là cháu chắt của ông.
Vào thời Tự Đức Làng có một ông quan thừa lại được phong tên là Hoàng Trung Châu và hai vị được phong là Nhị trùng gồm các ông: Hoàng Trung Tuỳ và Hoàng Đăng Cúc, một vị đợc phong Bảo hộ hàm Tam phẩm là ông Hoàng Công Tuyển và một vị được phong hàm Cửu phẩm là Hoàng Xuân Triên. Sau năm 1945 làng được chia ra thành 3 xóm đó là Nam Lĩnh, Bắc Lĩnh, Trung Lĩnh. Làng nằm trên trục đường liên Huyện 535 rất thuận tiện cho giao thương và sản xuất nông nghiệp. Phía đông giáp xóm 8, phía tây giáp xóm 5 phía bắc tựa lưng vào núi Phượng, trên núi có Chùa Phù Thạch và đền Phù Thạch. Phía nam nhìn ra Bàu Sen. Làng quần tụ bởi các dòng họ: Họ Hoàng Xuân, Hoàng Phúc, Hoàng Đăng, Hoàng Trung, Nguyễn Bá, Nguyễn Đăng, Nguyễn Viết, Họ Ngô, Họ Phạm, Họ Phan.
Xóm 8. Xóm 8 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Eo Ná, dân làng có nguồn gốc từ Làng Mỹ Hòa; một trong ba làng lâu đời nhất ở Nghi Mỹ. Làng Eo Ná được hình thành từ năm 1976, cư dân chuyển lên định cư theo chủ trơng chuyển Làng lên núi để lấy đất sản xuất. Làng nằm trên tuyến đường liên thôn với chiều dài khoảng 1 Km, chiều rộng 0,5 Km. Phía đông giáp Bàu Phan, xóm 9, phía tây giáp xóm7, phía nam dựa lưng vào núi Phượng, Phía bắc nhìn ra Đồng Eo giáp xã Nghi Phương, với địa hình rộng, đường sá đi lại thuận tiện có lợi cho nhân dân giao lưu và phát triển kinh tế. Làng quần tụ bởi các dòng họ gồm: Họ Nguyễn Đức, Nguyễn Văn, Nguyễn Đăng, Nguyễn Thế, Họ Ngô, Họ Tạ, Họ Phan, Họ Phạm...
Xóm 9. Xóm 9 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Mỹ Hòa, là 1 trong 3 làng được hình thành từ rất lâu đời ở xã Nghi Mỹ. Tuy nhiên năm 1976 thực hiện chủ trương của nhà nước về việc chuyển dân lên đồi để lấy đất sản xuất nông nghiệp, cư dân của làng đã chuyển lên các làng mới ven đồi để giãn dân. Đến năm 1986 UBND xã có chủ trương cho các hộ dân tự nguyện chuyển về làng cũ để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp tiện canh tiện cư, xóm 9 được hình thành từ đó. Làng Mỹ Hòa hiện nay nằm độc lập, diện tích bao gồm tổng diện tích của 4 làng cũ trước đây. Đường vào làng chỉ có một con đường độc đạo vì vậy việc đi lại, học hành, giao thương gặp rất nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa.. Phía đông giáp Hưng Trung, Hưng Nguyên, phía tây giáp Trạm Bơm 18, phía nam Giáp Xã Nghi Công bắc, Phía bắc giáp Xã Nghi Phương. Xóm 9 hiện nay cư dân có nguồn gốc từ rất nhiều nơi về định cư, bởi vậy có rất nhiều dòng họ quần tụ.
Xóm10. Xóm 10 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Chại Bạc, dân làng có nguồn gốc từ Làng Mỹ Hòa; một trong ba làng lâu đời nhất ở Nghi Mỹ. Làng Chại Bạc được hình thành từ năm 1976, cư dân chuyển lên định cư theo chủ trơng chuyển Làng lên núi để lấy đất sản xuất. Và một số hộ cán bộ công nhân viên kho lương thực và cửa hàng mua bán Huyện Nghi lộc. Làng nằm trên tuyến đường liên Tỉnh 534, có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Phía đông giáp xãm 10 xã Nghi Phương, phía tây giáp xóm 11, phía nam nhìn ra đồng cửa Hàng, Phía bắc giáp xóm10 xã Nghi Phương. Làng quần tụ bởi dòng họ gồm: họ Hguyễn Hữu, họ Phạm, họ Đặng, Họ Ngô, Họ Bùi, họ Hoàng Văn, Nguyễn Thế và một số dòng họ khác.
Xóm 11. Xóm 11 xã Nghi Mỹ Còn gọi là Làng Rú Đụn; dân làng có nguồn gốc từ Làng Mỹ Hòa; một trong ba làng lâu đời nhất ở Nghi Mỹ, xóm 11 được hình thành từ năm 1976, cư dân chuyển lên định cư theo chủ trơng chuyển Làng lên núi để lấy đất sản xuất. Làng nằm trên tuyến đường liên Huyện 534, có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Phía đông giáp xóm 10, phía tây giáp xóm 12 xã phía nam nhìn ra đồng Tế Điền, Phía bắc giáp khe Hòm. Làng quần tụ bởi các dòng họ gồm: họ Nguyễn Thế, họ Ngô, Họ Nguyễn Xuân.
Xóm 12. Xóm 12 xã Nghi Mỹ; Còn gọi là Làng Rú Đụn, dân làng có nguồn gốc từ Làng Mỹ Hòa; một trong ba làng lâu đời nhất ở Nghi Mỹ. xóm 12 được hình thành từ năm 1976, cư dân chuyển lên định cư theo chủ trương chuyển Làng lên núi để lấy đất sản xuất. Làng nằm trên tuyến đường liên Tỉnh 534, có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Phía đông giáp xóm 11 xã, phía tây giáp xóm 13. phía nam giáp mương Khe Gỗ, Phía bắc giáp Rú Xạ Khe lở, trên địa bàn xóm có Chợ Thượng là nơi giao thương của các xã trên địa bàn. Làng quần tụ bởi các dòng họ gồm: Họ Phạm, Họ Võ, Họ Nguyễn Huy, Họ Nguyễn Thế, Họ Hoàng Đức, Họ Nguyễn Bá và nhiều dòng họ khác.
Xóm 13. Xóm 13 xã Nghi Mỹ cũn gọi là Làng Đồng Sang; Được thành lập vào năm 1994, cư dân của làng từ rất nhiều nơi về định cư, chủ yếu là các hộ giáo viên Trường THPT Nghi Lộc 2. Làng nằm trên tuyến đường liên Tỉnh 534, có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương buôn bán. Phía đông giáp xóm 12, phía tây giáp xóm 15 xã Nghi Lâm, phía nam Giáp xóm 1, Phía bắc giáp Khe Lở. Làng quần tụ bởi rất nhiều dòng họ.
3. Hiện trạng khu dân cư sau sáp nhập xóm.
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ, từ năm 2019 xã Nghi Mỹ từ 13 xóm sáp nhập lại cũn 6 xóm. Cụ thể như sau:
Xóm 1: Được sáp nhập từ 3 Xóm gồm: Xóm 1, Xóm 2 và Xóm 3. (Làng Trường Xuân).
Xóm 2: Được sáp nhập từ 3 Xóm: Xóm 4, Xóm 5 và Xóm 7. (Làng Phù Thạch)
Xóm 3: Giữ nguyên xóm 8 cũ (Làng Eo Ná)
Xóm 4: Giữ nguyên Xóm 9 cũ (Làng Mỹ Hòa)
Xóm 5: Được sáp nhập từ 2 Xóm: Xóm 5 và Xóm 10. (Làng Chại Bạc)
Xóm 6: Được sáp nhập từ 3 Xóm: Xóm 11,12 và 13 (Làng Chại Đụn)
4. Văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh.
Các sinh hoạt văn hoá, lễ hội tín ngưỡng, tâm linh. ở Nghi Mỹ rất phong phú và đa dạng. Trên địa bàn có rất nhiều công trình văn hóa tâm linh có lịch sử lâu đời đã hàng trăm năm, Ở tất cả 3 làng gốc trước đây đều có Đình, Chùa, Đền, Miếu. Có thể liệt kê như sau:
- Đình: Hiện tại chỉ có phế tích của Đình Mỹ Hòa.
-Chùa: Trên địa bàn hiện đó Khôi phục lại 2 chùa đó là: Chùa Tràng Đề (Làng Trường Xuân; xóm 1). Chùa Phù Thạch (Làng Phù Thạch; xóm 2).
- Đền:
+ Xóm 1: Đền thờ Bà Trường Xuân công chúa (xóm 2 cũ); Đền Rú Thần (xóm 3 cũ)..
+Xóm 2: Đền Làng Phù Thạch, Đền Bản Thổ, Đền Ông Đá (xóm 7 cũ); Đền Ông Hào (xóm5 cũ); Đền Bà Chúa Cung (xóm 4 cũ).
+ Xóm 3: Đền Chốc Bộc (xóm 8 cũ).
+ Xóm 4: Đền Đệ Nhị, Miếu Nho Huy (xóm Mỹ Hòa).
5. Phong trào Cách mạng.
Con người và mảnh đất Nghi Mỹ cũng như bao địa phương vốn có truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh và hiếu học; người Nghi Mỹ sống thật thà, Chất phác, nghĩa tình, chan hoà.
Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Nghi Mỹ là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, căm thù giặc của dân tộc ta. Trong quá trỡnh đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lớp lớp con em Nghi Mỹ đó lần lượt lên đường tham gia kháng chiến cứu quốc như: Phong trào phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930-1931, chớp thời cơ giành chính quyền 1945, đánh đuổi thực dân pháp trường kỳ gian khổ, 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Nghi Mỹ luôn có những người con ưu tú.
Kết thời chiến tranh toàn xã có 97 liệt sỹ, 6 tử sỹ đã hy sinh anh dũng trên các chiến trường; Có 11 mẹ Việt Nam anh hùng. Có 86 thương binh, 16 bệnh binh, có 9 người bị nhiễm chất độc hóa học.
Toàn xã hiện có 164 đối Tượng được hưởng chế độ, chính sách người có công hàng tháng.
Trong những năm qua, Cấp ủy Đảng, Chính quyền và các đoàn thể đó phát động các phong trào đền ơn đáp nghĩa với nhiều hình thức phong phú, sâu rộng, thiết thực và cú ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: Tổ chức thăm hỏi, tặng quà, xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách. Xây mới, nâng cấp nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Chăm lo đời sống cho đối tượng người có công. Ngoài ra, cũng biết bao nghĩa cử cao đẹp khác, bằng cả vật chất và tinh thần chúng ta đó và đang chung tay giúp đỡ cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng.
Phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, các thế hệ người dân Nghi Mỹ luôn dựa vào sức mạnh đoàn kết, cần cù, sáng tạo, kiên cường, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu.
Công tác xây dựng Đảng luôn được coi trọng về giáo dục tư tưởng, ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
6. Phong trào xây dựng nông thôn mới
Cùng với xu thế hội nhập của đất nước, Nghi Mỹ cũng đứng trước những thời cơ và thách thức, nhưng với một Đảng bộ vững mạnh và đội ngũ cán bộ, đảng viên tâm huyết, tận tính với nhân dân cùng với sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sau 69 năm xây dựng và trưởng thành cùng với công cuộc đổi mới xã đó giành được những thành tựu cơ bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội cũng như đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình hoạt động. Cán bộ và nhân dân đó được củng cố niềm tin bởi đường lối đổi mới của Đảng, ý thức để phát triển kinh tế-xã hội ngày càng rừ nột hơn. Qua các kỳ Đại hội, các chỉ tiêu phát triển của địa phương từng bước được triển khai thực hiện một cách hiệu quả.
Cùng với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, có cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm được quan tâm chú trọng đầu tư xây dựng khang trang, các đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá, đồng ruộng được quy hoạch có quy mô để đưa cơ giới hoá vào sản xuất, bộ mặt nông thôn xã nhà ngày càng khởi sắc đi lên. Xã có 100% xóm đã hoàn thành mục tiêu cứng hoá đường giao thông nông thôn. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng đạt chuẩn. 3 Trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó Trường Mầm non đạt chuẩn mức độ 2. Trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Quốc phũng an ninh được giữ vững.
Xã Nghi Mỹ được công nhận xá đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015. Hiện xã đang phấn đấu xây dựng để được công nhận xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực trong cả nhận thức và hành động. Việc xây dựng và triển khai quy chế về việc cưới, việc tang, lễ hội đó thực sự đi vào cuộc sống và được nhân dân thực hiện có nề nếp; tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt trên 90%, tỷ lệ gia đình văn hóa 3 năm liên tục đạt 74,6%; công tác xây dựng làng văn hoá ngày càng được chú trọng về chất lượng. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ, phong phú và có chất lượng; tham gia các hội thi, hội diễn, các giải thi đấu cấp huyện đều đạt giải cao.
Có thể nói, hôm nay về xã Nghi Mỹ, bộ mặt nông thôn mới đang đổi mới đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, Nhà cửa khang trang, đường làng, ngõ xóm phong quang sạch đẹp. Làng Mỹ Hòa đã thoát cảnh khó khăn khi lũ lụt, nước sạch đã về tại Làng. Có được những thành quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị cũng như của toàn Đảng, toàn dân xã nhà.
Đến với Nghi Mỹ các bạn sẽ được tham quan cảnh đẹp của vùng quê yên tĩnh, với nhiều nét văn hoá đặc sắc của nông thôn Việt Nam, thưởng thức các món ăn dân dã, tham quan các Di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn các bạn sẽ thấy con người nơi đây thật hoà nhã, hiền hoà và mến khách!