Vị trí, điều kiện tự nhiên

Nghi Mỹ là xã bán sơn địa phía tây huyện Nghi lộc, nằm trên tỉnh lộ 534 (Quốc lộ 48E) từ Quán Hành đi Yên Thành, cách trung tâm huyện khoảng 12 km theo đ­ờng chim bay. Trong suốt chiều dài quá trình hình thành và phát triển, cùng với những biến động của lịch sử dân tộc, vùng đất này đã trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính với những tên gọi khác nhau.
     Cuối thế kỷ XV, nhà n­ớc phong kiến Việt Nam phát triển đạt tới trình độ cực thịnh. Để xây dựng một nhà nước Phong kiến Trung ­ương tập quyền, Vua Lê Thánh Tông đã đặt ra cấp Tổng là đơn vị hành chính trung gian bao gồm nhiều làng xã nằm d­ới cấp Phủ, Huyện. Lúc này tên xã Nghi Mỹ đ­ợc dùng là xã Mỹ Thạch thuộc Tổng Vân Trình huyện H­ng Nguyên.
     Đến thời vua Thành Thái (1889-1907) địa giới cấp phủ, huyện có sự thay đổi, phần lớn tổng Yên Tr­ờng được cắt về H­ng Nguyên, tổng Vân trình và tổng La Vân đ­ược cắt về huyện Nghi lộc (năm 1889 Thành Thái đổi tên huyện Chân Lộc thành huyện Nghi Lộc). Huyện Nghi Lộc lúc này đ­ợc chia thành 5 tổng với 79 đơn vị hành chính gồm: Tổng La Vân, Tổng Vân Trình, Tổng Th­ượng Xá, Tổng Đặng Xá, Tổng Kim Nguyên.
     Tổng Vân Trình có 16 đơn vị hành chính gồm: Tam Đa, Yên Lãng, Xuân Mỹ, Vân Trình, Phư­ơng Tích, Hà Thanh, Mỹ Yên, Tụy Anh, Mậu Lâm, Cổ Văn, Cổ Lãm, Đồng Quỹ, Mỹ Hòa, Phù Thạch, Tràng Đề. Các đơn vị hành chính không thống nhất về tên gọi, nơi gọi làng, nơi gọi thôn. Quy mô các đơn vị cũng khác nhau, không lấy diện tích đất đai, dân số mà lấy nhân đinh là nam giới từ 18 tuổi trở lên làm căn cứ xác định.
     Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ­ơng Đảng chủ tr­ơng sắp xếp lại các đơn vị hành chính để thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, quân sự, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhiều tên gọi hành chính từ cấp Trung ­ơng đến địa ph­ơng có sự thay đổi, cấp Tổng lúc này bị bãi bỏ. Tháng 5/1956, thực hiện sắc lệnh của Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, Huyện ủy Nghi Lộc đã lãnh đạo việc tổ chức sắp xếp lại các đơn vị hành chính cho thống nhất. Nghi Lộc từ 79 đơn vị hành chính sát nhập lại thành 24 đơn vị cấp xã d­ới chính quyền chính thể n­ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời điểm này, ba làng Mỹ Hòa, Phù Thạch, Tràng Đề nhập thành một xã lấy tên là xã Mỹ Thạch.
     Tháng 4/1947 mặt trận Bình Trị Thiên bị vỡ, vùng Nghệ - Tĩnh bị thực dân Pháp uy hiếp. Tr­ớc yêu cầu nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến, ban chấp hành Tỉnh ủy họp và nhận định: “Việc quân Pháp tấn công vào Nghệ An đã rõ ràng”. Để chỉ đạo tác chiến sát hợp với từng vùng chiến tranh xảy ra, Tỉnh ủy chủ tr­ơng sắp xếp lại các đơn vị hành chính cho phù hợp với tình hình tác chiến đánh địch. Huyện Nghi Lộc từ 24 xã sắp xếp lại thành 13 xã mới. Ngày 22/8/1948, Chính phủ ra sắc lệnh nhập 2 làng Đa phúc, Nguyệt Tĩnh thuộc xã Hải Nguyệt của H­ng Nguyên vào Nghi Lộc, nhập 2 xã Mỹ Thạch và Hải Nguyệt thành xã Phúc Hòa.
Tháng 9/1953, thực hiện chủ tr­ơng của Trung ­ương, cuộc “phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô” đ­ược mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh. 5 xã của Nghi lộc gồm Phúc Hòa, Thần Lĩnh, Thuận Hòa, Xuân Hải, Ng­ Hải tiến hành trong đợt II bắt đầu từ tháng 9/1953. Sau đợt giảm tô, đầu năm 1954 các đơn vị hành chính xã, tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận được cũng cố kiện toàn sắp xếp lại. Huyện Nghi Lộc từ 13 xã ban đầu chia thành 38 xã mới (chữ Nghi được dùng làm chữ đầu cho các xã trong huyện). Xã Phúc Hòa đ­ược chia thành xã Nghi Mỹ và xã Nghi Công. Tên xã Nghi Mỹ có từ đó và ổn định cho đến ngày nay.
Nghi Mỹ hiện nay có diện tích là 1057.1 ha, với hơn 1.228 hộ gần 5.216 nhân khẩu, đư­ợc phân bổ ở 13 xãm. Phía bắc và đông giáp xã Nghi Phư­ơng, phía tây giáp xã Nghi Lâm, Phía nam giáp xã nghi Công Bắc và xã H­ng Trung huyện Hư­ng Nguyên. trên địa bàn xã có 3 trục đư­ờng liện huyện quan trọng đi qua dó là đ­ường 534(Quốc lộ 48E, đường 535 đi Nghi Công và đường N5 đi Đô Lương. Nhìn tổng thể địa hình Nghi Mỹ là giao điểm trung tâm của 9 xã vùng tây Nghi Lộc.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây