Số: KH-UBND Nghi Mỹ, ngày 07 tháng 5 năm 2025
KẾ HOẠCH
Sản xuất vụ Hè thu năm 2025
PHẦN I: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2024
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Vụ Hè thu năm 2024 diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn: giá cả các lọai phân bón, vật tư vẫn ở mức cao; thời tiết nắng nóng cực đoan, hạn hán, lượng nước ở các sông, kênh giảm sút làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng vụ Hè thu. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã đến xóm và sự cố gắng nỗ lực của người dân, kịp thời khắc phục khó khăn, vụ Hè thu năm 2024 đảm bảo chỉ tiêu về diện tích các loại cây trồng; năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất các loại cây trồng chính đạt cao. Cụ thể như sau:
1. Cây lúa:
Diện tích sản xuất vụ Hè thu đạt 380ha/391,2 ha KH đạt 97,14% KH, năng suất 60 tạ/ha tăng 24 tạ/ha so với năm 2024, sản lượng đạt 2280 tấn.
2. Cây Ngô và Rau màu các loại: Chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ tự cung, tự cấp trên diện tích cao cưỡng.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT:
1. Ưu điểm:
UBND xã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất sớm nên công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo thời vụ sản xuất.
Công tác chỉ đạo, điều hành nước phục vụ sản xuất thực hiện linh hoạt, quyết liệt, tranh thủ kịp thời nguồn nước để tổ chức sản xuất khép kín diện tích.
Công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời và có hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến năng suất lúa.
2. Tồn tại, hạn chế.
Công tác chỉ đạo sản xuất của một số xóm còn bị động, thiếu linh hoạt kiên quyết. Chưa chủ động điều hành máy làm đất, tình trạng lãng phí nước còn xảy ra.
Công tác làm giao thông thuỷ lợi nội đồng ở các xóm chưa được quan tâm, chưa tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện đảm bảo theo kế hoạch.
3. Nguyên nhân tồn tại.
Sản xuất Hè thu thường có rủi ro cao, một số năm gần đây thời tiết bất thường không theo quy luật; Do vậy nông dân không thực sự mặn mà đầu tư sản xuất vụ Hè thu.
Công tác chỉ đạo sản xuất thiếu quyết liệt và chưa làm tốt công tác vận động nhân dân tập trung sản xuất, thể hiện trên một số mặt như:
+ Một số xóm rất bị động trong công tác làm đất: Thiếu máy làm đất, bao thầu trong việc thuê máy… dẫn đến thời vụ bị chậm.
+ Hệ thống kênh mương xuống cấp ảnh hưởng đến công tác tưới tiêu cho sản xuất.
+ Giá vật tư, phân bón tăng cao, giá cả sản phẩm nông nghiệp thấp, nhân dân ít đầu tư thâm canh.
+ Vùng màu, vùng lúa cao còn bỏ hoang nhiều hoặc trồng các loại cây không mang lại nhiều hiệu quả.
+ Nông dân chưa mạnh dạn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
PHẦN II:
PHƯƠNG HƯỚNG, CHỈ TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TỔ
CHỨC SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2025
1. Nhận định về khí tượng thủy văn.
Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn Bắc Trung Bộ tình hình khí tượng, thủy văn từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2025 như sau:
Bão, áp thấp nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm: Từ tháng 56/2025 hoạt động bão/ATNĐ trên Biển Đông và đổ bộ ở mức tương đương TBNN (TBNN trên Biển Đông: 1,6 cơn, đổ bộ vào đất liền: 0,3 cơn). Từ tháng 712/2025, số lượng bão/ATNĐ hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ so với TBNN (tập trung vào thời kỳ nửa cuối mùa mưa bão). Trong đó, từ tháng 7-9 bão/ATNĐ ảnh hưởng chủ yếu đến các tỉnh miền Bắc và từ tháng 9-12 bão/ATNĐ ảnh hưởng chủ yếu đến các tỉnh miền Trung.
Nhiệt độ: Từ tháng 4-6/2025, NĐTB phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ; riêng tháng 4/2025, NĐTB tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cao hơn 0,5-1,00C. Từ tháng 7-9/2025, NĐTB trên phạm vi cả nước phổ biến cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ;
Lượng mưa: Tháng 4/2025, TLM ở khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ so với TBNN. Tháng 5-6/2025, TLM phổ biến cao hơn 5-15% so với TBNN, riêng khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế tháng 6/2025 TLM cao hơn từ 15-40% so với TBNN cùng thời kỳ.
Từ tháng 7-9/2025, TLM tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng cao hơn so với TBNN, các khu vực còn lại TLM ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
- Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất Hè thu 2025
2.1. Thuận lợi:
Tỉnh, huyện tiếp tục có nhiều cơ chế, chính sách, chế độ hỗ trợ cho nông dân để phát triển sản xuất và các cơ chế hỗ trợ thiệt hại do thiên tai.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như mương, cầu cống, đường giao thông nội đồng tiếp tục được quan tâm đầu tư, xây dựng thuận lợi cho việc tưới tiêu, đi lại vận chuyển trong sản xuất.
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều : máy cày, máy gặt, ...đảm bảo yêu cầu phuc vụ sản xuất khi lao động nông nghiệp ngày càng giảm.
Công tác dự tính, dự báo thời tiết, thủy lợi, thiên tai, dịch hại cây trồng ngày càng chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo sản xuất, phòng trừ dịch hại.
2.2. Khó khăn:
Thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, dự báo vụ hè thu năm nay tiếp tục có nắng nóng, nhiệt độ cao hơn TBNN, mực nước các sông, hồ đập xuống mức thấp, tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xẩy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Các loại cây trồng vụ xuân, nhất là lạc năm nay thu hoạch muộn hơn các năm trước sẽ ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất Hè thu.
Một số đối tượng dịch hại tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, gây hại mạnh trong vụ Hè thu nếu không có biện pháp phòng trừ đồng bộ, kịp thời như: Sâu cuốn lá nhỏ, chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, nhện giẻ, bệnh lùn sọc đen... trên lúa và sâu keo mùa thu trên ngô.
Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp thiếu, ngày càng già hóa; tập quán, thói quen sản xuất không phù hợp, chưa đúng quy trình kỹ thuật và sử dụng giống, lấy giống từ các vụ trước để lại vẫn còn xẩy ra ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.
II. CHỈ TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2025
1. Phương hướng
Trên cơ sở tình hình cụ thể nguồn nước và diễn biến biến của thời tiết, điều kiện sản xuất từng vùng để bố trí diện tích sản xuất, cơ cấu giống cây trồng và thời vụ hợp lý.
Tăng cường đầu tư thâm canh, thực hiện tốt công tác chống hạn, chủ động linh hoạt trong điều hành, chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đặc biệt là những vùng thiếu nước hay sản xuất không an toàn, đặt mục tiêu sản xuất vụ Hè thu phải an toàn và có hiệu quả.
2. Chỉ tiêu:
a. Cây lúa:
Diện tích sản xuất: 380 ha diện tích đất lúa, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 1.900 tấn.
b. Cây Ngô và rau màu các loại: Duy trì sản xuất trên đất cao cưỡng.
Diện tích rau màu các loại phấn đấu đạt 10 ha
Diện tích cây Ngô diện tích phấn đấu đạt 10 ha
Trong đó: Vận động bà con chuyển đổi từ đất sản xuất lúa kém hiệu quả, đồng cao khó lấy nước ở xóm 5, xóm 6 diện tích khoảng 10 ha sản sang trồng ngô sinh khối.
III. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Thời vụ, cơ cấu giống:
Sản xuất Hè thu tập trung triển khai ngay sau khi thu hoạch vụ Xuân, tranh chấp thời gian để tránh bão lụt vào kỳ lúa trổ bông (Lưu ý: các xóm tập trung chỉ đạo nhân dân thu hoạch theo vùng, đồng để thu hoạch đến đâu tưới nước sản xuất Hè thu đến đó, linh hoạt, an toàn và hạn chế thiệt hại do hạn hán và mưa lụt).
Về giống lúa: Cơ cấu 2 đến 3 loại giống có năng suất ổn định, thời gian sinh trưởng từ 100-115 ngày, chống đổ tốt như: BQ, LTH31, Hương thơm, Khang dân đột biến và nếp các loại.
Về Cây Ngô: Ngô trồng lấy thân lá và lấy hạt: LVN14, NK7328, P4199, CP999,…; Ngô nếp: Sen Vàng, HN68, ADI600… Thời gian gieo trồng từ cuối tháng 5 đến 10/7 tranh thủ độ ẩm của đất sau khi thu hoạch vụ Đông xuân và các đợt mưa để làm đất gieo trỉa.
2. Công tác thuỷ lợi:
Phát động phong trào toàn dân ra quân làm thuỷ lợi nội đồng để phục vụ cho sản xuất.
Thực hiện tưới luân phiên giữa các vùng trong hệ thống và tưới luân phiên giữa các công trình trong vùng khi hạn hán xảy ra.
Bố trí lực lượng thường xuyên trực tại các công trình thủy lợi để vận hành công trình đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đảm bảo công tác phòng chống lụt bão khi có mưa bão xảy ra.
Tăng cường công tác kiểm tra khắc phục, tu sửa hệ thống công trình thuỷ lợi như kênh mương, đường giao thông nội đồng, máy bơm. Nạo vét kênh mương, đặc biệt các tuyến mương tưới tiêu xung yếu đảm bảo tiêu úng phục vụ sản xuất vụ Hè thu.
Công tác bơm tưới phải được quan tâm và công tác điều nước phải ưu tiên vùng xa, vùng ngập lụt trước để đảm bảo tiến độ sản xuất.
. 3. Công tác BVTV
Phối hợp với cán bộ kỹ thuật Trung tâm dịch vụ Nông nghệp huyện làm tốt công tác dự tính dự báo và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh.
Xử lý triệt để nguồn bệnh lây truyền từ vụ xuân như làm kỹ đất. Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi bột 20-25kg/sào.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho nông dân nhận biết và thực hiện các biện pháp phòng trừ có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh gây hại, nhất là bệnh lùn sọc đen, nhện giẻ và sâu cuốn lá nhỏ...
Phát động phong trào diệt chuột diện rộng, thường xuyên, đồng loạt; Sử dụng kết hợp các biện pháp thủ công như đào bắt, bẫy kẹp vạn năng, bẫy sập, bẫy bán nguyệt, bẫy dính..., sử dụng các loại thuốc sinh học để diệt chuột.
4. Cơ chế chính sách.
Thực hiện đầy đủ các chính sách của Trung ương và tỉnh về hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chính sách hỗ trợ khắc phục thiên tai, phòng trừ dịch bệnh
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
UBND xã xây dựng kế hoạch sản xuất, thành lập Ban chỉ đạo sản xuất vụ Hè thu do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban để tập trung chỉ đạo. Tham mưu Cấp uỷ và phối hợp với các ngành, các đoàn thể để phân công cán bộ trực tiếp theo dõi và chỉ đạo ở từng xóm.
Công chức ĐC Nông nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai và thực hiện của các xóm, HTX dịch vụ NN tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện sản xuất về UBND xã; Phối hợp với các ngành, các xóm triển khai thực hiện tốt Kế hoạch sản xuất vụ Hè thu 2025
HTX dịch vụ NN: Xây dựng kế hoạch, tổ chức làm việc với các xóm, các chủ máy gặt, chủ máy làm đất để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ thu hoạch và sản xuất. Phối hợp BQL trạm bơm 18, tổ điều hành trạm bơm Cầu kè, Trường xuân, Cung nậy, Các trạm bơm nhỏ chủ động phương án bơm nước đảm bảo cho sản xuất.
Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt công tác triển khai, thường xuyên tuyên truyền vận động để đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực triển khai thực hiện tốt kế hoạch.- Các xóm xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức họp dân triển khai, đảm bảo chủ động về máy gặt, máy làm đất và điều hành nước sản xuất đảm bảo hợp lý và đúng tiến độ. Chỉ đạo nông dân sử dụng nước tiết kiệm, đắp bờ giữ nước, nạo vét kênh mương để tiết kiệm tối đa nguồn nước.
Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
- Phòng NN&PTNT huyện(b/c); CHỦ TỊCH
- TT Đảng uỷ - HĐND (b/c);
- UBMTTQ ; Các đoàn thể (p/h);
- HTX dịch vụ NN (t/h);
- BT chi bộ và XT 6 xóm (t/h);Lưu VP. Bùi Sỹ Cường